GIẢM THIỂU NGUY CƠ TỪ BOM MÌN VẬT NỔ SAU CHIẾN TRANH
HƯỚNG ĐẾN MÔ HÌNH TỈNH AN TOÀN

NỖ LỰC KHẮC PHỤC HẬU QUẢ BOM MÌN TẠI QUẢNG TRỊ

62.056

DIỆN TÍCH Ô NHIỄM BOM CHÙM (HA)

Là tổng diện tích các khoanh vùng khẳng định ô nhiễm bom chùm được xác định sau hoạt động khảo sát kỹ thuật

37.184

DIỆN TÍCH ĐẤT ĐƯỢC RÀ PHÁ (HA)

Là tổng diện tích đất đai được giải phóng khỏi ô nhiễm bom mìn vật nổ sau hoạt động rà phá.

829.049

SỐ BOM MÌN, VẬT NỔ ĐƯỢC XỬ LÝ

Là số bom mìn, vật nổ bao gồm bom chùm, mìn, và các vật nổ khác được phát hiện và hủy nổ an toàn

765.251

LƯỢT NGƯỜI ĐƯỢC NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ BOM MÌN

Là số lượt người nhận được giáo dục phòng tránh rủi ro bom mìn để chung sống an toàn trước khi đất đai được giải phóng hoàn toàn.

NỖ LỰC KHẮC PHỤC HẬU QUẢ BOM MÌN TẠI QUẢNG TRỊ

Các hợp phần hoạt động bom mìn

Hoạt động Khảo sát bao gồm Khảo sát phi kỹ thuật và Khảo sát kỹ thuật.

Theo định nghĩa của IMAS (2019), hoạt động này là sự tập hợp và phân tích dữ liệu (không sử dụng can thiệp kỹ thuật hoặc có sử dụng những can thiệp kỹ thuật thích hợp) về sự hiện diện, chủng loại, phân bổ và môi trường xung quanh của một khu vực ô nhiễm bom mìn vật nổ, để xác định tốt hơn vị trí có sự hiện diện của ô nhiễm bom mìn vật nổ và những vị trí không ô nhiễm, nhằm hỗ trợ việc xác định ưu tiên giải phóng đất và những quy trình ra quyết định thông qua cung cấp các bằng chứng.

Xem tiếp

Theo định nghĩa của IMAS (2013)

Trong hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn, thuật ngữ “Rà phá bom mìn” nói đến những nhiệm vụ hay hoạt động nhằm đảm bảo sự gỡ bỏ và/hoặc phá hủy tất cả mối nguy hiểm từ bom mìn vật nổ sót lại sau chiến tranh trên một khu vực xác định và đến một độ sâu xác định. Ở Quảng Trị, bên cạnh “rà phá hiện trường cố định” với một diện tích đất, rất nhiều những hoạt động gom nhặt phá hủy lưu động (EOD) đã được thực hiện để nhanh chóng gỡ bỏ hay phá hủy bom mìn vật nổ sau chiến tranh được phát hiện trên mặt đất và do người dân địa phương báo cáo.

 

Xem tiếp

Theo định nghĩa của IMAS (2009)

Giáo dục Nguy cơ Bom mìn (EORE) là những hoạt động nhằm giảm thiểu nguy cơ thương vong do mìn và các vật nổ sót lại sau chiến tranh bằng cách nâng cao nhận thức của nam giới, phụ nữ, trẻ em tùy theo nhóm nguy cơ, vai trò và nhu cầu khác nhau của họ, và thúc đẩy thay đổi hành vi, bao gồm tuyên truyền thông tin cho cộng đồng, giáo dục và tập huấn, liên lạc cộng đồng phục vụ hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn …

Xem tiếp

Dữ liệu về Tai nạn và Nạn nhân bom mìn sau chiến tranh chủ yếu lấy từ các cuộc khảo sát của Dự án RENEW thực hiện vào năm 2002, 2005 và 2010. Trước đó, không có điều tra khảo sát về Tai nạn và Nạn nhân bom mìn. Bên cạnh đó, tổ chức CPI có những hoạt động hỗ trợ nạn nhân và cũng tập hợp danh sách nạn nhân riêng cho hoạt động của mình. Trong 5 năm trở lại đây, Hội chữ thập đỏ Quảng Trị cũng có hoạt động hỗ trợ nạn nhân và có những điều tra riêng trong địa bàn hoạt động. Từ khi thành lập Cơ sở Dữ liệu Khắc phục hậu quả chiến tranh của tỉnh, Đơn vị Cơ sở dữ liệu (DBU) đã tập hợp, đối chiếu dữ liệu từ các nguồn dữ liệu trên và tích hợp vào cơ sở dữ liệu tập trung.

Xem tiếp

Theo định nghĩa của IMAS (2004)

Hoạt động hỗ trợ Nạn nhân (Victims Assistance/Survivor Assistance) là tất cả sự viện trợ, hỗ trợ, cứu trợ, xoa dịu và giúp đỡ cho những nạn nhân (bao gồm cả nạn nhân bom mìn còn sống sót) nhằm mục đích giảm thiểu những ảnh hưởng tức thời và lâu dài về mặt tinh thần và thể chất của tai nạn gây ra bi kịch cho họ

Xem tiếp

Phát triển sau rà phá đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội, được người dân cũng như chính quyền quan tâm, nâng cao hiệu quả của việc rà phá bom mìn trên một khu vực xác định. Một số tổ chức như SODI, MAG, PTVN… đã có những hỗ trợ trong việc lập làng tái định cư, xây dựng những công trình phúc lợi trên những vùng đất ô nhiễm bom mìn đã được rà phá.

Xem tiếp

hình ảnh hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn

NHÀ tài trợ và các đối tác
QTMAC tự hào là đối tác của nhiều tổ chức hoạt động bom mìn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Trân trọng cảm ơn các nhà tài trợ đã hỗ trợ cho hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh ở Quảng Trị.
https://scontent.fhan14-1.fna.fbcdn.net/v/t39.30808-6/468535954_992705489570166_6895988423470905308_n.jpg?stp=dst-jpg_s1080x2048&_nc_cat=101&ccb=1-7&_nc_sid=127cfc&_nc_ohc=nWFUYv4hyPIQ7kNvgFwmOry&_nc_zt=23&_nc_ht=scontent.fhan14-1.fna&edm=AKK4YLsEAAAA&_nc_gid=AUbCtUmpGyJ2F0A57Lm5_JQ&oh=00_AYDxOV7ywFT6i7VPkN5XMmZAyHXLIOIdMn062wyUepC2SQ&oe=674F4716
Bài viết
Ngày 28/11/2024, Trung tâm Hành động bom mìn tỉnh Quảng Trị (QTMAC) tổ chức họp triển khai kế hoạch rà phá các khu vực khẳng định ô nhiễm bom chùm (CHA) tại thành phố Đông Hà với các chính quyền địa phương và tổ chức hành động bom mìn (HĐBM) tại tỉnh Quảng Trị. Để đạt được mục tiêu hoàn thành rà phá tại 1 địa phương trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở để áp dụng bộ tiêu chí “Tỉnh an toàn” do Ban chỉ đạo khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh tỉnh chỉ đạo, QTMAC đã lựa chọn thành phố Đông Hà và chủ trì xây dựng kế hoạch triển khai rà phá các khu vực ô nhiễm bom chùm tại địa phương này trong năm 2025. Tính đến nay, tại thành phố Đông Hà có 1,407,631 m2 đất đã được giải phóng khỏi ô nhiễm bom mìn vật nổ sau hoạt động rà phá với 15,668 vật liệu nổ được tìm thấy và xử lý an toàn. Tuy nhiên, vẫn còn đến 5,853,750 m2 đất ô nhiễm chưa được rà phá, chủ yếu tại các khu vực ruộng lúa và đất rừng sản xuất. Mặc dù đây là khu vực trung tâm kinh tế trọng điểm của toàn tỉnh, mức độ ô nhiễm bom mìn còn sót lại sau chiến tranh còn cao, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro tai nạn bom mìn, do đó cần được ưu tiên làm sạch sớm để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dân. Các tổ chức HĐBM tại Quảng Trị bao gồm MAG, PTVN và NPA/RENEW cùng cam kết chung tay tham gia thực hiện kế hoạch rà phá các CHA tại Đông Hà thông qua sự điều phối hợp chặt chẽ từ QTMAC và chính quyền địa phương. Đây là sáng kiến và nỗ lực của chính quyền tỉnh nhằm hướng đến một mục tiêu chung lớn hơn “Giúp Quảng Trị trở thành tỉnh an toàn, không còn nguy hiểm của bom mìn, vật nổ” sau năm 2035. Trân trọng cảm ơn Chính phủ Hoa Kỳ đã tài trợ để nâng cao năng lực cho QTMAC cũng như hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn tại tỉnh Quảng Trị! --- On November 28, 2024, Quang Tri Mine Action Center (QTMAC) held a meeting with local authorities and mine action operators in Quang Tri province to discuss implementing the clearance plan of confirmed hazardous areas (CHA) in Dong Ha City. To achieve the goal of completing clearance in one locality in the province, as a basis for applying the "Safe Province" criteria set by the Provincial Mine Action Steering Committee, QTMAC has selected Dong Ha City and presided over the development of a plan to implement clearance of CHAs in this locality in 2025. Up to now, in Dong Ha city, 1,407,631 m2 of land has been released from explosive ordnance (EO) after clearance activities with 15,668 items of EO found and safely handled. However, there are still 5,853,750 m2 of CHAs that have not been cleared, mainly in rice fields and production forests. Although this is the key economic center of the whole province, the level of contamination from explosive remnants of war is still high, with potential risks of EO accidents, so it needs to be prioritized for clearance soon to ensure absolute safety for the community. The mine action operators in Quang Tri, including MAG, PTVN and NPA/RENEW, are committed to joining hands in implementing the plan to clear CHAs in Dong Ha through close coordination with QTMAC and the local authorities. This is an initiative and effort of the provincial government towards a larger common goal of “Making Quang Tri become a safe province, free from the danger of explosive ordnance” after 2035. Sincere thanks to the US Government for funding to improve the capacity for QTMAC as well as supporting mine action activities in Quang Tri province!
Ngày 28/11/2024, Trung tâm Hành động bom mìn tỉnh Quảng Trị (QTMAC) tổ chức họp triển khai kế hoạch rà phá các khu vực khẳng định ô nhiễm bom chùm (CHA) tại thành phố Đông Hà với các chính quyền địa phương và tổ chức hành động bom mìn (HĐBM) tại tỉnh Quảng Trị. Để đạt được mục tiêu hoàn thành rà phá tại 1 địa phương trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở để áp dụng bộ tiêu chí “Tỉnh an toàn” do Ban chỉ đạo khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh tỉnh chỉ đạo, QTMAC đã lựa chọn thành phố Đông Hà và chủ trì xây dựng kế hoạch triển khai rà phá các khu vực ô nhiễm bom chùm tại địa phương này trong năm 2025. Tính đến nay, tại thành phố Đông Hà có 1,407,631 m2 đất đã được giải phóng khỏi ô nhiễm bom mìn vật nổ sau hoạt động rà phá với 15,668 vật liệu nổ được tìm thấy và xử lý an toàn. Tuy nhiên, vẫn còn đến 5,853,750 m2 đất ô nhiễm chưa được rà phá, chủ yếu tại các khu vực ruộng lúa và đất rừng sản xuất. Mặc dù đây là khu vực trung tâm kinh tế trọng điểm của toàn tỉnh, mức độ ô nhiễm bom mìn còn sót lại sau chiến tranh còn cao, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro tai nạn bom mìn, do đó cần được ưu tiên làm sạch sớm để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dân. Các tổ chức HĐBM tại Quảng Trị bao gồm MAG, PTVN và NPA/RENEW cùng cam kết chung tay tham gia thực hiện kế hoạch rà phá các CHA tại Đông Hà thông qua sự điều phối hợp chặt chẽ từ QTMAC và chính quyền địa phương. Đây là sáng kiến và nỗ lực của chính quyền tỉnh nhằm hướng đến một mục tiêu chung lớn hơn “Giúp Quảng Trị trở thành tỉnh an toàn, không còn nguy hiểm của bom mìn, vật nổ” sau năm 2035. Trân trọng cảm ơn Chính phủ Hoa Kỳ đã tài trợ để nâng cao năng lực cho QTMAC cũng như hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn tại tỉnh Quảng Trị! --- On November 28, 2024, Quang Tri Mine Action Center (QTMAC) held a meeting with local authorities and mine action operators in Quang Tri province to discuss implementing the clearance plan of confirmed hazardous areas (CHA) in Dong Ha City. To achieve the goal of completing clearance in one locality in the province, as a basis for applying the "Safe Province" criteria set by the Provincial Mine Action Steering Committee, QTMAC has selected Dong Ha City and presided over the development of a plan to implement clearance of CHAs in this locality in 2025. Up to now, in Dong Ha city, 1,407,631 m2 of land has been released from explosive ordnance (EO) after clearance activities with 15,668 items of EO found and safely handled. However, there are still 5,853,750 m2 of CHAs that have not been cleared, mainly in rice fields and production forests. Although this is the key economic center of the whole province, the level of contamination from explosive remnants of war is still high, with potential risks of EO accidents, so it needs to be prioritized for clearance soon to ensure absolute safety for the community. The mine action operators in Quang Tri, including MAG, PTVN and NPA/RENEW, are committed to joining hands in implementing the plan to clear CHAs in Dong Ha through close coordination with QTMAC and the local authorities. This is an initiative and effort of the provincial government towards a larger common goal of “Making Quang Tri become a safe province, free from the danger of explosive ordnance” after 2035. Sincere thanks to the US Government for funding to improve the capacity for QTMAC as well as supporting mine action activities in Quang Tri province!
28-11-2024
Xem tiếp
https://scontent.fhan14-5.fna.fbcdn.net/v/t39.30808-6/466340549_981000880740627_4618640704077736253_n.jpg?stp=dst-jpg_s960x960&_nc_cat=106&ccb=1-7&_nc_sid=127cfc&_nc_ohc=4mICAfv9CwYQ7kNvgG81Cq4&_nc_zt=23&_nc_ht=scontent.fhan14-5.fna&edm=AKK4YLsEAAAA&_nc_gid=AUbCtUmpGyJ2F0A57Lm5_JQ&oh=00_AYCbpgGtv25d4Gz13mAvQ06ceDSO42F1ZTcR6Q_JCsBsdw&oe=674F3B3B
Bài viết
Trung tâm Hành động bom mìn tỉnh Quảng Trị tăng cường hợp tác với Trung ương và các tổ chức quốc tế trong công tác khắc phục hậu quả bom mìn. Trong hai ngày 07-8/11/2024, Trung tâm Hành động bom mìn tỉnh Quảng Trị (QTMAC) đã có chuyến thăm và làm việc với Trung tâm Hành động bom mìn Quốc gia Việt Nam (VNMAC) và Tổ chức Viện trợ Nhân dân Na Uy tại Việt Nam (NPA) nhằm tăng cường hợp tác và trao đổi về các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn. Đoàn công tác do Ông Thái Hữu Liêu, Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ kiêm Giám đốc QTMAC làm trưởng đoàn, Ông Đinh Ngọc Vũ, Phó Giám đốc QTMAC và các thành viên. Về phía VNMAC chủ trì phiên làm việc do Ông Lê Quang Hợp, Phó Tổng Giám đốc thường trực VNMAC với sự tham gia của các trung tâm, đơn vị trực thuộc VNMAC. Tại buổi làm việc với VNMAC, QTMAC đã cập nhật và báo cáo những kết quả nổi bật đã đạt được của QTMAC trong năm 2024 và giới thiệu kế hoạch dự kiến sơ bộ trong năm 2025. Đồng thời, QTMAC cũng đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm tăng cường và thắt chặt hơn nữa sự phối hợp giữa cơ quan điều phối trung ương và địa phương. Cụ thể, QTMAC kiến nghị tổ chức chuyến thăm thực tế hoạt động rà phá và mô hình dự án làng Hòa bình tại Bình Định của VNMAC vào Quý 4 năm 2024 và tiếp tục tích cực tham gia xây dựng hệ thống IMSMA Core Việt Nam để triển khai thử nghiệm vào 2025 và thúc đẩy phát triển hệ thống này nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý thông tin hoạt động bom mìn chuyên nghiệp, minh bạch và hiệu quả; thảo luận kế hoạch phối hợp đào tạo, công tác quản lý chất lượng (QM) và quản lý và chia sẻ hệ thống dữ liệu thông tin hành động bom mìn; các cơ hội trao đổi hợp tác quốc tế với trọng tâm là cơ quan điều phối quốc gia và các mô hình thực tiễn tại các tỉnh thành trong đó có tỉnh Quảng Trị; xây dựng đề xuất dự án và đánh giá mô hình hợp tác điều hành hoạt động bom mìn sau giai đoạn 2025. Tại buổi gặp gỡ tại văn phòng làm việc của NPA, QTMAC đã trao đổi, chia sẻ, cập nhật với Giám đốc Quốc gia, Quản lý tài chính và Cố vấn kỹ thuật cấp cao (STA) của VNMAC các nội dung QTMAC đã làm việc gần đây với Đại sứ quán Hoa Kỳ, Văn phòng Hợp tác Quốc phòng (ODC) liên quan đến các đề xuất tài trợ đối với địa bàn chưa được giới thiệu, các khóa tập huấn nâng cao năng lực EOD cũng như trao đổi những khó khăn, vướng mắc mà QTMAC đang gặp phải và đề xuất NPA hỗ trợ và phối hợp chặt chẽ trong thời gian tới. QTMAC xin trân trọng cảm ơn Chính phủ Hoa Kỳ đã hỗ trợ tài chính nhằm nâng cao năng lực cho QTMAC, góp phần vào công cuộc khắc phục hậu quả bom mìn tại tỉnh Quảng Trị, bảo đảm an toàn cho người dân và thúc đẩy phát triển bền vững tại địa phương. ----- Quang Tri Mine Action Center strengthens cooperation with the Central Government and international organizations in overcoming the consequences of explosive ordnance. From 7 – 8 November 2024, Quang Tri Mine Action Center (QTMAC) visited and worked with the Vietnam National Mine Action Center (VNMAC) and Norwegian People’s Aid in Vietnam (NPA) aims to strengthen cooperation and exchange on solutions to improve the effectiveness of mine action activities. The delegation was led by Mr. Thai Huu Lieu, Deputy Director of Quang Tri Department of Foreign Affairs and Director of QTMAC, along with Mr. Dinh Ngoc Vu, Deputy Director of QTMAC and other key staff. On VNMAC's side, the working session was chaired by Mr. Le Quang Hop, Standing Deputy General Director of VNMAC with the participation of centers and units under VNMAC. At the meeting with VNMAC, QTMAC updated its outstanding results in 2024 and introduced the expected plan for 2025. At the same time, QTMAC also made some recommendations to further strengthen and tighten the coordination between central and local coordination units. Specifically, QTMAC recommends conducting a visit to VNMAC's clearance activities and the Korea – Vietnam Peace Village Project (KVPVP) model in Binh Dinh province in the last quarter of 2024 and continuing to actively participate in building the Vietnam IMSMA Core system to pilot implementation in 2025 and promote the development of this system to meet the need for professional, transparent and effective mine action information management; discuss training coordination plans, quality management (QM) and mine action information system management and sharing; opportunities for international cooperation and exchange with a focus on the national coordination unit and practical models in provinces, including Quang Tri; develop a project proposal and evaluate the mine action cooperation model after 2025. At NPA's office, QTMAC discussed and updated with the Country Director, Financial Manager and Senior Technical Advisor (STA) of VNMAC on the contents QTMAC has worked with the U.S. Embassy, Office of Defense Cooperation (ODC) regarding funding proposals for restricted areas, EOD training courses as well as obstacles that QTMAC is facing and propose NPA to support and work closely in the coming time. Sincere thanks to the U.S. Government for funding to improve the capacity for QTMAC, contributing to the work of overcoming the consequences of explosive ordnance in Quang Tri province, ensuring safety for people and promoting sustainable development in their communities.
Trung tâm Hành động bom mìn tỉnh Quảng Trị tăng cường hợp tác với Trung ương và các tổ chức quốc tế trong công tác khắc phục hậu quả bom mìn. Trong hai ngày 07-8/11/2024, Trung tâm Hành động bom mìn tỉnh Quảng Trị (QTMAC) đã có chuyến thăm và làm việc với Trung tâm Hành động bom mìn Quốc gia Việt Nam (VNMAC) và Tổ chức Viện trợ Nhân dân Na Uy tại Việt Nam (NPA) nhằm tăng cường hợp tác và trao đổi về các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn. Đoàn công tác do Ông Thái Hữu Liêu, Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ kiêm Giám đốc QTMAC làm trưởng đoàn, Ông Đinh Ngọc Vũ, Phó Giám đốc QTMAC và các thành viên. Về phía VNMAC chủ trì phiên làm việc do Ông Lê Quang Hợp, Phó Tổng Giám đốc thường trực VNMAC với sự tham gia của các trung tâm, đơn vị trực thuộc VNMAC. Tại buổi làm việc với VNMAC, QTMAC đã cập nhật và báo cáo những kết quả nổi bật đã đạt được của QTMAC trong năm 2024 và giới thiệu kế hoạch dự kiến sơ bộ trong năm 2025. Đồng thời, QTMAC cũng đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm tăng cường và thắt chặt hơn nữa sự phối hợp giữa cơ quan điều phối trung ương và địa phương. Cụ thể, QTMAC kiến nghị tổ chức chuyến thăm thực tế hoạt động rà phá và mô hình dự án làng Hòa bình tại Bình Định của VNMAC vào Quý 4 năm 2024 và tiếp tục tích cực tham gia xây dựng hệ thống IMSMA Core Việt Nam để triển khai thử nghiệm vào 2025 và thúc đẩy phát triển hệ thống này nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý thông tin hoạt động bom mìn chuyên nghiệp, minh bạch và hiệu quả; thảo luận kế hoạch phối hợp đào tạo, công tác quản lý chất lượng (QM) và quản lý và chia sẻ hệ thống dữ liệu thông tin hành động bom mìn; các cơ hội trao đổi hợp tác quốc tế với trọng tâm là cơ quan điều phối quốc gia và các mô hình thực tiễn tại các tỉnh thành trong đó có tỉnh Quảng Trị; xây dựng đề xuất dự án và đánh giá mô hình hợp tác điều hành hoạt động bom mìn sau giai đoạn 2025. Tại buổi gặp gỡ tại văn phòng làm việc của NPA, QTMAC đã trao đổi, chia sẻ, cập nhật với Giám đốc Quốc gia, Quản lý tài chính và Cố vấn kỹ thuật cấp cao (STA) của VNMAC các nội dung QTMAC đã làm việc gần đây với Đại sứ quán Hoa Kỳ, Văn phòng Hợp tác Quốc phòng (ODC) liên quan đến các đề xuất tài trợ đối với địa bàn chưa được giới thiệu, các khóa tập huấn nâng cao năng lực EOD cũng như trao đổi những khó khăn, vướng mắc mà QTMAC đang gặp phải và đề xuất NPA hỗ trợ và phối hợp chặt chẽ trong thời gian tới. QTMAC xin trân trọng cảm ơn Chính phủ Hoa Kỳ đã hỗ trợ tài chính nhằm nâng cao năng lực cho QTMAC, góp phần vào công cuộc khắc phục hậu quả bom mìn tại tỉnh Quảng Trị, bảo đảm an toàn cho người dân và thúc đẩy phát triển bền vững tại địa phương. ----- Quang Tri Mine Action Center strengthens cooperation with the Central Government and international organizations in overcoming the consequences of explosive ordnance. From 7 – 8 November 2024, Quang Tri Mine Action Center (QTMAC) visited and worked with the Vietnam National Mine Action Center (VNMAC) and Norwegian People’s Aid in Vietnam (NPA) aims to strengthen cooperation and exchange on solutions to improve the effectiveness of mine action activities. The delegation was led by Mr. Thai Huu Lieu, Deputy Director of Quang Tri Department of Foreign Affairs and Director of QTMAC, along with Mr. Dinh Ngoc Vu, Deputy Director of QTMAC and other key staff. On VNMAC's side, the working session was chaired by Mr. Le Quang Hop, Standing Deputy General Director of VNMAC with the participation of centers and units under VNMAC. At the meeting with VNMAC, QTMAC updated its outstanding results in 2024 and introduced the expected plan for 2025. At the same time, QTMAC also made some recommendations to further strengthen and tighten the coordination between central and local coordination units. Specifically, QTMAC recommends conducting a visit to VNMAC's clearance activities and the Korea – Vietnam Peace Village Project (KVPVP) model in Binh Dinh province in the last quarter of 2024 and continuing to actively participate in building the Vietnam IMSMA Core system to pilot implementation in 2025 and promote the development of this system to meet the need for professional, transparent and effective mine action information management; discuss training coordination plans, quality management (QM) and mine action information system management and sharing; opportunities for international cooperation and exchange with a focus on the national coordination unit and practical models in provinces, including Quang Tri; develop a project proposal and evaluate the mine action cooperation model after 2025. At NPA's office, QTMAC discussed and updated with the Country Director, Financial Manager and Senior Technical Advisor (STA) of VNMAC on the contents QTMAC has worked with the U.S. Embassy, Office of Defense Cooperation (ODC) regarding funding proposals for restricted areas, EOD training courses as well as obstacles that QTMAC is facing and propose NPA to support and work closely in the coming time. Sincere thanks to the U.S. Government for funding to improve the capacity for QTMAC, contributing to the work of overcoming the consequences of explosive ordnance in Quang Tri province, ensuring safety for people and promoting sustainable development in their communities.
12-11-2024
Xem tiếp
https://external.fhan14-2.fna.fbcdn.net/emg1/v/t13/13300653529852845758?url=https%3A%2F%2Fqtmac.vn%2Fuploads%2Fnews%2F2024102407595667199c0cdb8c6.5.jpg&fb_obo=1&utld=qtmac.vn&stp=c0.5000x0.5000f_dst-emg0_p720x720_q75_tt6&ccb=13-1&oh=06_Q3997ciEZI5ibApMCV-p9CLX9qET3L4a4V-4WRmJhXuFRQI&oe=674B47BC&_nc_sid=ef6713
Bài viết
Ngày 23/10/2024, Đội xử lý bom mìn lưu động thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị đã xử lý thành công quả bom từ trường nặng 240 kg tại huyện Đakrông. Nhiệm vụ này được giao bởi QTMAC sau khi nhận được báo cáo phát hiện bom mìn qua đường dây nóng của tổ chức vào ngày 22/10/2024. Quả bom đã được hủy nổ an toàn tại chỗ, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dân. A mobile bomb disposal team of the Quang Tri Provincial Military Command safely handled a 240-kg magnetic bomb left from war in Dakrong district on 23 October 2024. QTMAC assigned this task after receiving a report of bomb discovery through its hotline on October 22, 2024. The bomb was safely destroyed in situ, ensuring the safety of local people.
Ngày 23/10/2024, Đội xử lý bom mìn lưu động thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị đã xử lý thành công quả bom từ trường nặng 240 kg tại huyện Đakrông. Nhiệm vụ này được giao bởi QTMAC sau khi nhận được báo cáo phát hiện bom mìn qua đường dây nóng của tổ chức vào ngày 22/10/2024. Quả bom đã được hủy nổ an toàn tại chỗ, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dân. A mobile bomb disposal team of the Quang Tri Provincial Military Command safely handled a 240-kg magnetic bomb left from war in Dakrong district on 23 October 2024. QTMAC assigned this task after receiving a report of bomb discovery through its hotline on October 22, 2024. The bomb was safely destroyed in situ, ensuring the safety of local people.
24-10-2024
Xem tiếp

BÁO GẶP BOM MÌN